07/11/2022
Nụ cười mang lại điều tốt đẹp cho cuộc sống và mang hạnh phúc đến cho mọi người. Sự lôi cuốn mà mỗi người có được thì khác nhau, nhưng nếu một người có tính thành thật và một nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt, người đó có thể làm cho người khác thấy thoải mái và khiến cho người xung quanh cảm giác được tôn trọng và vui vẻ.
Một thương hiệu gần gũi và truyền thống
Chất lượng tốt, lại có hương vị độc đáo cùng giá thành phải chăng, hợp túi tiền và bao bì dễ gây thiện cảm với hình ảnh cụ già đẹp lão khoe hàm răng trắng sáng, kem đánh răng Dạ Lan trở thành sản phẩm “nhẵn mặt” tại mọi cửa hàng, trong từng gia đình. Thời ấy, nhắc tới kem đánh răng, người ta nghĩ ngay tới Dạ Lan – sản phẩm vốn gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam.Dạ Lan chọn mục tiêu là phân khúc tiêu dùng trung bình. Ông Nhơn nói: “Người tiêu dùng thuộc thế hệ cũ vẫn nghĩ rằng Dạ Lan là sản phẩm giá thấp, phục vụ cho phân khúc bình dân hoặc thị trường nông thôn, nhưng giờ đây, với hình ảnh mới, chúng tôi có thể phân phối ở cả các thị trường đô thị”.Sự trở lại của Dạ Lan giữa lúc phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” đang được cổ xúy sẽ trở thành động lực và trở lại với sự gần gũi và truyền thống cho người Việt.
Mang đến nụ cười và hạnh phúc cho người Việt
Tại Việt Nam hiện nay, cứ 10 người thì có tới 9 người mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là với chế độ ăn uống và chất lượng thực phẩm như hiện nay.
Với mong muốn “Nụ cười tạo nên con người Việt Nam” – giàu lòng nhân ái và vui vẻ và tiếp thêm nguồn năng lượng cũng như cảm hứng sống cho những người xung quanh, Dạ Lan sẽ đồng hành và mang đến nụ cười và hạnh phúc cho người Việt. Thông qua các hoạt động hướng dẫn mọi người biết cách bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình, để nụ cười Việt không chỉ đẹp xinh mà còn khỏe mạnh.
Dạ Lan luôn là truyền thống và đầy ắp tình nghĩa
“Ngày 19/5, Báo Thanh Niên và Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế ICC đã trao tặng 15 chiếc xe lăn do Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế ICC tài trợ cho những đối tượng là người khuyết tật, gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn của xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong chuyến đi này, PV Thanh Niên đã ghi được nhiều hình ảnh cảm động…
Với niềm vui khấp khởi, chị Nguyễn Thị Thoa (thôn Triêm Đông, xã Điện Phương) đã đến nơi trao tặng xe lăn từ rất sớm, bởi chiếc xe vốn là niềm mơ ước bấy lâu của chị. Bị tai nạn hỏng hai chân từ năm 16 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số, với số tiền còm cõi kiếm được hằng ngày từ 6.000 -10.000đ, chị cùng cậu con trai đang học lớp 9 luôn động viên nhau vượt qua những khốn khó của cuộc sống. Không ngại khó, không ngại khổ, chị chỉ lo con trai mình không bằng bạn, bằng bè. Con trai chị, em Đỗ Văn Lạc, học sinh Trường Nguyễn Du. Thương mẹ, em phấn đấu học và năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Chị tâm sự, chiếc xe lăn lần này sẽ tạo điều kiện giúp chị kiếm sống thuận tiện hơn, con chị có điều kiện hơn để học tập. Nói rồi chị trào nước mắt…
Chị Trần Thị Tùng (đội 14, thôn Triêm Đông) cũng bị hỏng hai chân, chị mưu sinh, nuôi con ăn học bằng nghề bán vé số. Và không phụ lòng chị, con chị cũng là học sinh giỏi của Trường Nguyễn Duy Hiệu. Chị còn là người rất có tấm lòng, khi được trao chiếc xe lắc, chị liền tặng chiếc xe cũ của mình cho một chị khuyết tật cùng thôn, dù chiếc xe ấy, nếu bán chị cũng có được vài chục ngàn – một số tiền không nhỏ trong hoàn cảnh của chị. 15 người khuyết tật được nhận quà do Báo Thanh Niên và Công ty ICC trao tặng đợt này, mỗi người đều có một mảnh đời không trọn vẹn, bởi sự nghèo khó, chật vật. Không chỉ 15 người này, mà còn hơn 300 trường hợp khuyết tật, nhưng nghèo khó tại xã Điện Phương anh hùng này, vẫn chưa có điều kiện để nhận phương tiện hỗ trợ. Trong lời cảm ơn về tấm lòng thơm thảo của Báo Thanh Niên và Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế ICC; lãnh đạo xã cũng mong muốn ngày càng nhiều các tổ chức quan tâm, càng nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ những đối tượng này”.
Sáng 26/3/2004, những ca mổ đục thủy tinh thể đầu tiên trong đợt 5 Chương trình “Nguồn sáng cho đời” của Báo Thanh Niên đã được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Đợt phẫu thuật này dự kiến kéo dài đến ngày 30/5/2004, dành cho 100 người mù nghèo, người dân tộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng do Công ty Hóa – mỹ phẩm quốc tế ICC tài trợ toàn bộ kinh phí (50 triệu đồng).
Ở cái tuổi trên 60 nhưng ông Phạm Xuân Cảnh – ngụ ở thôn Đồng Tâm, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà vẫn không thể nào đưa mẹ của mình, cụ Hoàng Thị Đỗ (90 tuổi) đi mổ mắt. Nhà ông nghèo, nghèo đến độ kiếm cơm hằng ngày còn khó nói chi chuyện kiếm vài trăm ngàn đồng để mổ mắt cho mẹ. “Mẹ tôi mờ mắt đã lâu. Tay sờ chẳng biết rể dâu thế nào…” – ông nghèn nghẹn đọc to hai câu thơ tự bạch cho mọi người nghe.
Hơn 20 năm trước, con mắt bên phải của cụ Đỗ đã “kéo mây” nhưng không được điều trị kịp thời nên mù hẳn. Con mắt còn lại của cụ mấy năm nay cũng chẳng nhìn thấy gì nữa. Hôm chúng tôi thực hiện bài viết này thì cũng là lúc cụ được cắt băng mổ mắt. Dù thị giác chưa phục hồi hẳn nhưng cụ mừng lắm, vì “tui thấy mấy chú đi tới đi lui rồi!”.
Cụ Nguyễn Thị Cái, 72 tuổi, ngụ ở xã Tà Nùng, TP Đà Lạt cũng có hoàn cảnh tương tự. Phận đơn chiếc nên cụ ở với gia đình người con gái và cuộc sống thì chỉ mắm muối đắp đổi qua ngày. Cụ bảo: “Sống với con cháu mà chén cơm, tấm áo đã phiền lụy cho chúng nó nên mắt tui mù cũng chẳng thiết nói ra”. Bấm bụng không than vãn nên một con mắt bên phải của cụ Cái đã bị mù vĩnh viễn từ 10 năm trước, con mắt trái “được đà” cũng lòa theo. Cuộc sống của cụ từ bấy đến nay cứ quanh quẩn trong nhà, không thể nhận biết sáng trưa chiều tối ra sao cả. Và cách nay 3 năm, cụ Cái bị vấp té gãy cánh tay trái, lại thêm một gánh nặng cho gia đình. Hôm được mời đến bệnh viện mổ mắt miễn phí, cụ Cái mừng đến độ quên ăn, cứ đòi được mổ ngay…
Ông Nguyễn Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết hiện nay toàn tỉnh ước tính có khoảng 3.000 ca bị đục thủy tinh thể; trong đó phần lớn là bà con ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số. Bà con ở nông thôn đời sống còn nghèo, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, những năm gần đây tỉnh và các đơn vị, các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh đã phối hợp phẫu thuật miễn phí cho khoảng 2.700 trường hợp với kinh phí hơn 2 tỉ đồng.
Dù vậy, vẫn còn quá nhiều người nghèo mù lòa chưa được giải quyết. “Xin hoan nghênh Báo Thanh Niên và Công ty Hóa – mỹ phẩm quốc tế ICC đã nỗ lực đóng góp, sát cánh cùng với tỉnh Lâm Đồng giúp đồng bào nghèo thoát cảnh mù lòa. Chương trình “Nguồn sáng cho đời” của Báo Thanh Niên là chương trình mang tính nhân đạo cao, rất thiết thực và ý nghĩa không chỉ riêng với tỉnh Lâm Đồng mà còn với nhiều tỉnh thành khác…” – ông Nguyễn Định nói.
Cũng như những lần trước, ông Trịnh Thành Nhơn – Tổng giám đốc Công ty Hóa – mỹ phẩm quốc tế ICC dù khá bận bịu với công việc nhưng vẫn dành thời gian sát cánh cùng Báo Thanh Niên trực tiếp đến với đồng bào nghèo. Ông cứ lẳng lặng rong ruổi cùng chúng tôi như mọi khi, và cũng không quên mang theo một ít quà của công ty trao tận tay cho bà con.
Với ông, “mình đi đến tận nơi mới cảm nhận được nỗi khổ, vất vả của bà con để cùng sẻ chia, làm dịu vơi những nỗi tủi cực với họ…”. Và trong khi chương trình này vẫn đang tiếp diễn, ông Nhơn lại cùng chúng tôi bàn đến chuyện tặng xe lăn cho người nghèo tàn tật…